Trang chủ

Tôn lợp

Tính giá xây nhà

Du lịch Hải Đăng

Vật liệu xây dựng

Doanh nghiệp

Rao vặt

Liên hệ

Đăng tin

Cách làm giảm tiếng ồn của máy phát điện bạn nên tham khảo

5.0/5 (2 votes)

Khi sử dụng máy phát điện người tiêu dùng cần xem xét nhiều yếu tố, trong đó có độ ồn của máy phát điện. Trên thực tế, một số máy phát điện khi hoạt động gây ra  âm thanh vượt quá giới hạn cho phép ảnh hưởng đến sinh hoạt của người sử dụng cũng như môi trường sống xung quanh.

Cách làm giảm tiếng ồn máy phát điện

Khi hoạt động thì việc phát ra tiếng ồn là không thể tránh khỏi nhưng có cách làm giảm tiếng ồn của máy phát điện không? Tiêu chuẩn tiếng ồn của máy phát điện là bao nhiêu?

1. Nguyên nhân gây ra tiếng ồn của máy phát điện

Tiêu chuẩn tiếng ồn của máy phát điện cho phép trong khoảng từ 65 – 75 dB trong khoảng cách 7 m so với vị trí đặt máy. Tuy nhiên, khi hoạt động các máy phát điện có thể phát ra độ ồn vượt quá giới hạn này. Nguyên nhân của vấn đề này là do:


1.1 Do động cơ

Tùy theo kích cỡ động cơ khác nhau sẽ có độ ồn khác nhau, động cơ càng to thì tiếng ồn càng lớn và ngược lại.

1.2 Do quạt làm mát

Quạt này làm không khí chuyển động với tốc độ cao và đi qua phần động cơ cũng như bộ tản nhiệt sẽ gây ra tiếng ồn. 

1.3 Do sử dụng máy xoay chiều

Máy phát điện xoay chiều hoạt động trên cơ chế không khí làm mát và ma sát vào chổi than nên gây ra tiếng ồn. Tiếng ồn này ở mức độ từ 80 Db( A) đến 105 Db(A).

1.4 Do cảm ứng điện từ

Dòng điện có hiện tượng thăng giáng trong hệ thống dây cuộn của máy. Chúng gây ra tiếng ồn động cơ khí từ 80dB(A) đến 90 dB(A).

1.5 Do xả khí từ động cơ

Với một số máy phát điện không được lắp đặt bộ phận giảm thanh ở ống khí xả sẽ gây ra tiếng ồn ở bộ phận này.  

1.6 Do kết cấu khí khung máy

Các bộ phận chi tiết, kết cấu của khung máy phát điện khác nhau sẽ gây ra rung động cơ khí khác nhau. Chúng sẽ tạo ra bức xạ dưới dạng âm thanh và gây ra tiếng ồn mạnh mẽ.

2. Cách làm giảm tiếng ồn máy phát điện

Để làm hạn chế những tiếng ồn này giúp cho máy phát điện hoạt động êm ái hơn không gây ảnh hưởng đến mọi người. Các bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

a) Sử dụng vỏ cách âm

Vỏ cách âm bao bộc bên ngoài máy giúp tiết kiệm được diện tích, đồng thời thiết kế đơn giản, tối ưu công năng. Bên cạnh đó, với vỏ cách âm sẽ rất dễ dàng để di chuyển, giúp tiết kiệm chi phí về nhân công và vật liệu.

b)  Dùng pô tiêu âm máy 

Việc sử dụng pô tiêu âm máy phát điện có tác dụng giúp giảm lượng âm thanh. Ưu điểm chính là thiết kế nhỏ gọn, đẹp mắt và có thời gian sử dụng lâu dài. Chất liệu sử dụng chắc chắn, có tác dụng chịu nhiệt tốt.

b) Xây dựng phòng cách âm

Việc sử dụng thi công phòng cách âm máy phát điện có tác dụng đáng kể trong việc tiêu âm máy phát điện. Đồng thời, chúng giúp hạn chế gây nhiệt ra xung quanh tốt hơn, nên áp dụng nếu đặt máy phát điện ở khu dân cư hoặc khu trung tâm thành phố.

c) Sử dụng máy phát điện chống ồn

Sản phẩm máy phát điện chống ồn được xem là hiệu quả nhất trong việc chống ồn hiệu quả và cung cấp điện. Với sự phát triển của công nghệ, hiện đại điều này là tất yếu và được nhiều người ưa chuộng.

>> Các bạn xem thêm các dòng máy phát điện công nghiệp có khả năng giảm tiếng ồn

3. Cách tính định mức nhiên liệu tiêu thụ cho máy phát điện

Định mức nhiên liệu tiêu thụ của máy phát điện được hiểu đơn giản là lượng nhiên liệu mà động cơ sẽ tiêu thụ trong một khoảng thời gian cố định, thường sẽ được tính theo giờ.

Các loại máy phát điện mới đều công bố định mức tiêu hao trên catalog, tài liệu kỹ thuật nhưng đó là trong điều kiện môi trường thí nghiệm lý tưởng. Thực tế mức tiêu hao nhiên liệu sẽ thay đổi theo tình trạng của máy.  

- Định mức tiêu hao nhiên liệu của máy phát điện sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như như xuất xứ của máy, thương hiệu, động cơ, tình trạng của máy, công suất máy,...Nhưng chúng ta có thể tính định mức tiêu hao nguyên liệu cho từng dòng máy phát điện khác nhau.

a) Cách tính định mức tiêu thụ máy phát điện chạy xăng

Dưới đây là bảng chỉ mức công suất và mức độ tiêu hao tương ứng đối với máy phát điện chạy xăng được nhà sản xuất công bố.

(KW) Mức tiêu hao nhiên liệu 
25% tải 50% tải 75% tải 100% tải
1 0.3 0.3 0.4 0.5
2 0.4 0.5 0.8 1
3 0.5 0.8 1.1 1.5
4 0.6 1 1.5 2
5 0.7 1.3 1.9 2.5
6 0.8 1.5 2.3 3
7 0.9 1.8 2.6 3.5
8 1 2 3 4
9 1.3 2.3 3.4 4.5
9.5 1.6 2.4 3.6 4.75


Nếu bạn sử dụng máy phát điện chạy xăng có công suất hoạt động 1kW/giờ thì lượng tiêu hao xăng sẽ khoảng 340g/kwh. Ta biết rằng 1 lít xăng có trọng lượng 800g, khi đó 1 máy phát điện chạy xăng 1kW sẽ tiêu hao 340g xăng bằng 0,425 lít. Như vậy ta có thể tính được máy có công suất 2KW thì ta sẽ có mức tiêu hao nhiên liệu là: 0,425 x 2 = 0,85 lít, cách tính này sẽ chỉ ở mức tương đối và sẽ có ít sai số từ ± 0,2 lít/giờ.

b) Cách tính định mức tiêu thụ nhiên liệu máy phát điện chạy dầu

Dưới đây là bảng chỉ mức công suất và mức độ tiêu hao tương ứng đối với máy phát điện chạy dầu được nhà sản xuất công bố.

Công suất  Mức tiêu hao nhiên liệu 
(kVA) 25% tải 50% tải 75% tải 100% tải
20 2,9 4,7 5,2 6.8
30 3,9 5,0 5,5 8,8
50 6,3 8,5 10 14
75 7,5 12 14 19,5
100 9,1 14,7 16,5 23,5
150 12,9 21 24 32
200 16,9 26,8 32,6 43,5
300 20 33 50 68
500 33,7 60,6 69,2 93,3
800 77,6 99,1 119,6 159
1000 80 127 165 217
1200 103 162 196 257
1500 120 200 258 344

Nếu trung bình máy sinh ra 1kw trong vòng một giờ thì lượng dầu tiêu hao sẽ rơi vào khoảng 210g.

- Nếu chúng ta quy đổi ra lít thì ta có 1 lít dầu có trọng lượng 800g và ta sẽ có lượng tiêu hao của máy 1kw trong 1 giờ là: 210g bằng 0,2625 lít. Nếu máy có công suất 5kw thì sẽ mức tiêu hao nhiên liệu là 1,3125 lít.

Từ đó chúng ta có công tính tính nhiên liệu tiêu hao của máy phát điện tổng quát như sau:

Chúng ta có công thức tính tiêu hao nhiên liệu máy phát điện chạy dầu tổng quát như sau: 

                                                             m=Pkt

Với điều kiện đầy tải và vận hành bình thường:

  • m: mức tiêu hao nhiên liệu(kg)
  • P: công suất của máy(kw)
  • k: tỉ lệ tiêu hao (g/kw.h)
  • t: thời gian máy hoạt động (giờ)

3. Quy trình bảo dưỡng máy phát điện

Việc bảo dưỡng máy phát điện định kỳ giúp tăng tuổi thọ của máy phát điện, đảm bảo cho máy chạy trơn chu không gặp sự cố. Vì thế đơn vị sử dụng nên chú ý tới thời gian hoạt động của máy để tiện theo dõi và tiến hành bảo dưỡng định kỳ.

3.1 Bảo trì máy mức độ A ( bảo trì) : Thời gian hoạt động từ 0 giờ đến 1000 giờ

– Hoạt động kiểm tra máy định kỳ 6 tháng 1 lần ở chế độ dự phòng sau đó sẽ bảo trì máy sau 250 giờ máy hoạt động. Các công việc cần thực hiện khi bảo trì ở mức độ A đó là:

  • Kiểm tra báo cáo máy chạy
  • Kiểm tra động cơ bao gồm nhiên liệu, hệ thống xả, áp lực nhớt, hệ thống khí nạp, tình trạng cánh quạt,…
  • Bảo dưỡng bảo trì máy phát điện lần 1 : thay bộ lọc nhớt, bộ lọc nhiên liệu, vệ sinh hệ thống lọc gió.

3.2  Bảo trì máy mức độ B ( tiểu tu ): Thời gian hoạt động từ 1000 giờ đến 2000 giờ

Hoạt động kiểm tra máy sau mỗi 500 giờ hoặc 12 tháng hoạt động ở chế độ dự phòng. Công việc lặp lại giống như bảo trì máy mức độ A nhưng cần làm thêm các công việc sau

  • Kiểm tra hệ thống lọc khí bao gồm đường ống, mối nối, bộ chỉ thị áp lực đồng thời thay thế bộ lọc gió nếu cần thiết.
  • Kiểm tra tình trạng hư hỏng, nứt hoặc vặn đai, có thể thay thế nếu cần thiết
  • Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt
  • Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế của máy phát điện
  • Bảo dưỡng máy phát điện lần 2 : Thay nhớt máy, thay nước làm mát đồng thời chạy và kiểm tra tổng thế máy.

3.3  Bảo trì máy mức độ C ( Trung tu lần 1) : Thời gian hoạt động từ 2000 giờ đến 6000 giờ

– Hoạt động bảo trì diễn ra khi máy hoạt động sau mỗi 2000 giờ hoặc 04- 07 năm hoạt động ở chế độ dự phòng. Làm sạch động cơ máy phát

  • Điều chỉnh khe hở và bôi mỡ vào bánh căng đai phần ngoài động cơ
  • Kiểm tra thay thế đường ống bị hư hỏng, nứt hoặc vặn đai
  • Kiểm tra bình điện ( thay thế nếu bình không đủ điện)
  • Kiểm tra đầu phát điện
  • Cần thay thế các phụ tùng sau: bộ lọc nhớt và nhiên liệu, bộ lọc nước, dây curoa, thay thế nước làm mát, ống cấp nhiên liệu và các van ống

3.4  Bảo trì máy mức độ D ( Trung tu lần 2) : Thời gian hoạt động từ 6000 giờ hoặc 07 -10 năm

– Hoạt động bảo trì máy phát điện diễn ra khi máy hoạt động ở chế độ dự phòng. Công việc kiểm tra làm tương tự như việc bảo dưỡng bảo trì máy phát điện ở mức độ C. Tuy nhiên cần thực hiện

  • Làm sạch và cân chỉnh becphun, bơm nhiên liệu
  • Làm sạch hệ thống làm mát ở bên ngoài
  • Kiểm tra hư hỏng bằng cách tháo rã máy đồng thời làm sạch máy.
  • Cần thay thế các phụ tùng: bộ sửa chữa bơm nước ( nếu cần thiết), thay thế nước làm mát, thay thế bộ lọc nhiên liệu và lọc nhớt, thay thế bộ sửa Puli trung gian

>> Các bạn xem thêm thử tải máy phát điện

BÀI VIẾT LIÊN QUAN