Trang chủ

Tôn lợp

Tính giá xây nhà

Du lịch Hải Đăng

Vật liệu xây dựng

Doanh nghiệp

Rao vặt

Liên hệ

Đăng tin

Những kinh nghiệm hay về dự án ngành dịch vụ chăm sóc thú cưng

5.0/5 (2 votes)

Những năm gần đây thị trường chăm sóc thú cưng dường như bùng nổ mạnh tại Việt Nam, chính vì thế các hình thức kinh doanh bằng dịch vụ chăm sóc thú cưng ngày càng được nhiều người quan tâm và lựa chọn, bởi biên độ lợi nhuận khá cao.

Tuy nhiên, nếu bạn đang ấp ủ dự án chăm sóc thú cưng thì cũng nên có những kế hoạch chuẩn bị rõ ràng cho mô hình kinh doanh này để tránh rơi vào những trường hợp bị động.

Dự án chăm sóc thú cưng

Dưới đây là những kinh nghiệm về lập kế hoạch kinh doanh cho dịch vụ chăm sóc thú cưng bạn có thể tham khảo để an tâm và đưa ra những quyết định, sự lựa chọn phù hợp cho mình.

1. Xu hướng thị trường chăm sóc thú cưng ngày nay

Ngày nay thú cưng không chỉ là những vật nuôi trông nhà, giữ cửa nữa, chúng đã trở thành những người bạn đồng hành, trở thành thành viên thân thuộc của mỗi gia đình. Chính vì thế xu hướng nuôi thú cưng kiểng được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các giới trẻ.

Càng nhiều người yêu thích và chọn nuôi thú cưng thì các hoạt động về chăm sóc thú cưng như dịch vụ spa chăm sóc thú cưng, khách sạn thú cưng, dịch vụ tắm rửa thú cưng tại nhà…. cũng phát triển không hề kém cạnh gì. 

Xu hướng thị trường chăm sóc thú cưng ngày một thịnh hành và được rất nhiều giới trẻ săn đón và lựa chọn để sử dụng mặc dù giá cả không hề rẻ. Một số lợi ích sau đây sẽ làm bạn tin rằng ngành dịch vụ chăm sóc thú cưng sẽ còn phát triển mạnh mẽ nữa: 

1.1 Biên độ lợi nhuận cực cao

Theo thống kê mới nhất hiện nay thì biên lợi nhuận trung bình với những người kinh doanh thú cưng và bản lẻ sản phẩm phụ kiện liên quan là 60%. Trong đó biên lợi nhuận của mặt hàng thức ăn chó mèo là 50% trong khi những phụ kiện, đồ chơi có thể đạt mức 70%.

Đây có thể nói là một trong những ngành có biên độ lợi nhuận rất cao và đầy tiềm năng hiện nay cho những ai đang muốn kinh doanh ngành dịch vụ này. 

Ngoài ra các mặt hàng về đồ chơi hay quần áo thời trang cho chó mèo cũng được xem là một trong những mặt hàng đem lại lợi nhuận không kém cạnh gì. Theo khảo sát cứ 100 người nuôi thú cưng thì có tới 40% người Việt thường trang bị quần áo để mặc cho những chú chó của họ. 

1.2 Nhu cầu khách hàng ổn định và tăng cao

Phân khúc khách hàng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động kinh doanh nào. Một trong những ác mộng của các chủ cửa hàng kinh doanh là ngành dịch vụ mang tính thời điểm, theo mùa.


Ngành dịch vụ chăm sóc thú cưng là ngành hoạt động quanh năm, bất cứ khi nào thú cưng cũng cần chăm sóc, có thể chăm sóc theo tuần, theo tháng và xoay vòng đời liên tục chứ không có khái niệm chăm sóc theo mùa hay một thời điểm nhất định.

Hơn thế nữa, xu hướng thị trường về nuôi thú cưng ngày một tăng cao thì chắc chắn lượng khách hàng tiềm năng sẽ ngày một ổn định và tăng cao.

1.3 Sản phẩm không cần định hướng thị trường

Để tung một sản phẩm mới ra thị trường thì các doanh nghiệp sẽ tốn một khoảng chi phí khổng lồ để quảng bá sản phẩm tiếp cận với khách hàng. Đây có thể hiểu là chi phí cho việc định hướng thị trường và giáo dục khách hàng làm quen dần với sản phẩm. 


Bất kỳ một sản phẩm mới nào cũng sẽ cần thời gian để khách hàng thích nghi và làm quen. Tuy nhiên, ngành dịch vụ chăm sóc thú cưng hầu như không cần đến bước định hướng thị trường này. 

Đây như là một nhu cầu thiết yếu của thú cưng và hầu như bạn không cần giải thích gì thêm bởi vì khách hàng đã có sẵn nhu cầu. 

Từ thức ăn, đồ chơi hay thậm chí quần áo, các dịch vụ spa, tắm rửa cho thú cưng hay là khách sạn cho thú cưng đều là những mặt hàng, loại hình dịch vụ quen thuộc và hầu như bạn không cần phải làm công tác "giáo dục" thị trường hay khách hàng.

Đây cũng là lý do giúp bạn hoàn toàn an tâm và dễ dàng đưa ra quyết định mở cửa hàng nếu bạn đang thật sự ấp ủ dự án chăm sóc thú cưng từ lâu.

2. Lập kế hoạch kinh doanh cho dịch vụ chăm sóc thú cưng

Xu hướng kinh doanh về dịch vụ chăm sóc thú cưng ngày một phát triển và có tiềm năng cực kỳ lớn, tuy nhiên đây là một loại hình kinh doanh mang tính đặc thù riêng. 


Hằng ngày bạn có thể tiếp xúc với hàng ngàn thú cưng khác nhau nên vì thế không phải ai cũng có thể phù hợp với hoạt động kinh doanh này nếu không đủ “niềm đam mê và tình yêu mãnh liệt với thú cưng”. 

Nếu bạn có một tình yêu động vật đủ lớn, bạn xem chúng như là những người bạn đồng hành trong gia đình hoặc thậm chí là những đứa con tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống, bạn sẵn sàng dành thời gian hàng giờ, hàng ngày để sống cùng chúng, để nghiên cứu, tìm hiểu và mang lại những gì tốt nhất cho chúng thì bạn hoàn toàn phù hợp với hoạt động kinh doanh này. 

Và ngược lại nếu chỉ vì lợi ích kinh doanh thì chúng tôi thành thật khuyên bạn nên lựa chọn một loại hình kinh doanh khác hoặc chỉ mở shop về các phụ kiện, đồ dùng cho thú cưng. 

Sau đây là các bước lập kế hoạch kinh doanh cho dịch vụ chăm sóc thú cưng bạn nên tham khảo để có những kiến thức tổng quan và có sự chuẩn bị tốt nhất cho dự án chăm sóc thú cưng của mình nhé, cụ thể như sau:

2.1 Trang bị kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc thú cưng

Không một hoạt động kinh doanh nào sẽ phát triển vững mạnh nếu bạn không có một chút kiến thức gì về nó. Ngành dịch vụ chăm sóc thú cưng cũng thế. 


Bạn là người mới toanh trong lĩnh vực này thì càng phải đầu tư, nghiên cứu và cần trang bị những kiến thức, những kinh nghiệm chăm sóc thú cưng thật vững vàng và chắc chắn. Một số kiến thức cơ bản bạn có thể bắt đầu tìm hiểu về thú cưng như sau:

a) Kiến thức cơ bản và toàn diện về thú cưng 

Nguồn gốc, xuất xứ, chúng có đặc điểm gì đặc biệt, tập tính, thói quen, hành vi, sở thích, thức ăn,  công việc huấn luyện, sức khỏe, bệnh tật, cách chữa trị,….

Có thể bạn sẽ nghĩ mình là chủ, không phải bác sĩ thú ý hoặc người chăm sóc cần gì phải tìm hiểu kỹ, nhưng đây là sản phẩm, là dịch vụ bạn sẽ kinh doanh, nếu chính bạn không nắm rõ thì chiến lược và định hướng kinh doanh sẽ như thế nào.

b) Kiến thức về sản phẩm dịch vụ

Đây là một trong những mặt hàng mang lại lợi nhuận cao cho các cửa hàng thú cưng, bạn cần tìm hiểu kỹ về những đặc điểm, vai trò, giá cả, lợi ích…. 


Tìm hiểu tất tần tật về chúng để từ đó có những thông tin chất lượng và có sự lựa chọn các mặt hàng phù hợp với chiến lược phát triển sản phẩm.

c) Insight khách hàng ngành dịch vụ thú cưng

Đây là nhóm người, nhóm khách hàng sẽ chi trả tiền để sử dụng dịch vụ chăm sóc thú cưng tại cửa hàng bạn. Vì thế bạn không thể không hiểu được họ.

Bạn chủ động trang bị kiến thức về insight khách hàng, thấu hiểu được tâm lý, hành vi, sở thích, …. Sẽ góp phần quan trọng và quyết định đến thành bại của dự án chăm sóc thú cưng của bạn. 

Ngoài ra, kiến thức về kinh doanh, marketing, quản lý nhân sự, tài chính cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động phát triển của cửa hàng, vì thế bạn cũng nên đầu tư và trang bị sẵn cho mình.

2.1 Phát thảo ý tưởng kinh doanh

Sau khi trang bị những kiến thức, những kinh nghiệm chăm sóc thú cưng cơ bản thì bước tiếp theo của kế hoạch là phát thảo sơ ý tưởng kinh doanh


a) Tên thương hiệu cho cửa hàng của bạn

Tên thương hiệu là một trong những ấn tượng giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và nhớ tới bạn lâu dài khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Vì thế cần lưu ý và suy nghĩ một cái tên thật ấn tượng, dễ nhớ, dễ nhận diện và mang lại những ý nghĩa nhất định nhé.

Thông thường các trên thương hiệu thường đi kèm với loại hình dịch vụ như benhvienthucung, chamsocthucung… hoặc những cái tên tiếng anh gắn liền với thú cưng petcare, petmom,… hoặc có thể gắn với địa chỉ như petsaigon, petdanang chẳng hạn.

Hoặc bạn cũng có thể đặt những thương hiệu mang đậm dấu ấn cá nhân như gắn với tên của bạn, gắn với một ý nghĩa nào đó về bạn và thú cưng để tạo điểm độc đáo và khác biệt. 

Tóm lại chỉ cần đặt tên giúp khách hàng dễ nhớ, dễ tìm kiếm và nhận diện được các hoạt động kinh doanh của bạn một cách nhanh nhất là thành công bước đầu tiên.

b) Lựa chọn các sản phẩm, loại hình dịch vụ kinh doanh

Một cửa hàng kinh doanh không thể phát triển được nếu bạn không định hình và phân loại được các sản phẩm, các loại hình dịch vụ kinh doanh một cách cụ thể. Bạn cần xác định cụ thể định hướng của cửa hàng là cung cấp phụ kiện, dụng cụ cho thú cưng hay là các dịch vụ chăm sóc thú cưng hoặc cả hai.

Một số loại hình dịch vụ chăm sóc thú cưng bạn có thể kham khảo và tìm hiểu để có sự kết hợp phù hợp:

  • Dịch vụ chăm sóc thú cưng: dịch vụ tắm cho thú cưng, dịch vụ cắt tỉa thú cưng
  • Dịch vụ khách sạn thú cưng
  • Dịch vụ tư vấn dinh dưỡng thú cưng
  • Dịch vụ cứu hộ thú cưng
  • Shop thú cưng: thức ăn, đồ chơi, quần áo, phụ kiện, dụng cụ chăm sóc….

c) Tìm nhà cung cấp nguồn hàng chất lượng

Nếu bạn là người có khiếu thẩm mỹ, bạn lại am hiểu về thú cưng thì bạn có thể tự tay thiết kế và sản xuất ra những mặt hàng sáng tạo, độc đáo như quần áo, thời trang, phụ kiện…. để tạo sự khác biệt, độc quyền với thương hiệu riêng để thu hút khách hàng và tăng thêm lợi nhuận.


Hoặc bạn có thể tìm các nhà sản xuất độc quyền thương hiệu cho bạn hoặc các địa chỉ cung cấp chất lượng thông qua các mối quan hệ, người quen hoặc các trang mạng xã hội để tìm kiếm. Ngày nay công nghệ phát triển, bạn không còn quá khó khăn trong việc tìm kiếm được những nguồn hàng kinh doanh. 

Tuy nhiên nếu tìm kiếm qua MXH thì bạn cần kiểm tra kỹ về chất lượng cũng như giấy tờ bảo hành, chất lượng…. có thể đến tận nơi để được xem hàng mẫu và kiểm tra để an tâm và tự tin khi doanh doanh.

d) Tìm địa điểm mở cửa hàng thuận lợi

Sau tất cả là bạn cần một địa điểm để kinh doanh và vận hành cửa hàng. Yếu tố chọn được cửa hàng phù hợp sẽ ảnh hưởng không kém đến kế hoạch kinh doanh của bạn.


Những vị trí đắc địa sẽ giúp cửa hàng bạn ngày một phát triển và sở hữu lượng khách hàng tiềm năng ghé thăm hàng ngày, bạn có thể chọn những địa điểm có mật độ dân cư đông đúc, mức sống, trình độ dân trí cao (những người nuôi thú cưng thường có mức sống từ ổn định trở lên)

Để chọn được mặt bằng mở cửa hàng ưng ý thì bạn nên tiến hành khảo sát thị trường, trình độ dân trí cũng như mức sống, mật độ dân cư tại nơi đó để đưa ra đánh giá trước khi thuê. Khảo sát càng chi tiết thì bạn sẽ càng nắm được nhiều thông tin về khách hàng để có thêm quyết định chính xác.

Đặc biệt là bạn có thể thương lượng về tiền đặt cọc của cửa hàng nếu được bởi chi phí thuê mặt bằng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến các khoản khác trong kế hoạch kinh doanh của dự án.

Nếu bạn không thuê mặt bằng mà mở dịch vụ chăm sóc thú cưng tại nhà riêng thì bạn sẽ giảm rất nhiều chi phí trong việc thuê mặt bằng, trang trí cơ bản…

d) Thiết kế cửa hàng chăm sóc thú cưng

Một trong những điều ghi điểm và để lại ấn tượng khách hàng khi ghé đến cửa hàng là nằm ở khâu thiết kế và trang trí cửa hàng. Chính vì thế hãy dành thời gian để trang trí, sắp xếp phụ kiện, sản phẩm một cách có điểm nhấn, có ý đồ về mặt kinh doanh để vừa tạo điểm ấn tượng cho khách hàng, vừa show hết các sản phẩm kinh doanh của cửa hàng.

Đây là lúc bạn thỏa sức sáng tạo theo phong cách riêng của mình cho cửa hàng. Bạn có thể tham khảo các phong cách thiết kế và sắp xếp hàng hóa của các cửa hàng khác để có thêm ý tưởng. 

Một gợi ý hữu ích dành cho bạn là có thể kết hợp các nhóm sản phẩm của cửa hàng để tạo nên những combo hàng hóa với chi phí thấp hơn giá gốc của từng mặt hàng. Việc này giúp bạn vừa gia tăng thêm giá trị cho khách hàng, vừa bán được hàng, mang lại doanh thu cho cửa hàng. 

e) Chiến lược phát triển kinh doanh, thị trường

Bước cuối cùng là giai đoạn quan trọng nhất là lập kế hoạch, chiến lược phát triển thị trường cho cửa hàng, việc này vừa giúp triển khai phát triển mạnh hoạt động kinh doanh, vừa xoay vòng vốn cho cửa hàng cửa bạn. 


Để tránh những rủi ro xảy ra, bạn cần lập ra một kế hoạch kinh doanh cụ thể trong mỗi giai đoạn để tiếp cận khách hàng tiềm năng nhất định. Có 2 hình thức kinh doanh phổ biến hiện nay là: hoạt động kinh doanh truyền thống và hoạt động kinh doanh online.

  • Hoạt động doanh truyền thống

Đối với hoạt động kinh doanh truyền thống thì điều tiên quyết sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh là vị trí của cửa hàng. Một vị trí đắc địa, đông dân cư sẽ giúp bạn thu hút được lượng khách hàng tìm năng nhiều hơn. Tuy nhiên chi phí thuê mặt bằng thường khá cao.

Bạn nên tận dụng hết những ưu điểm của cửa hàng mang lại để thu hút khách hàng như trang trí cửa hàng thật ấn tượng, tạo không gian thoải mái cho khách hàng và thú cưng khi ghé thăm. Nên chuẩn bị và bố trí các standy, bảng hiệu chương trình khuyến mãi, ưu đãi trước cửa hàng để tạo sự thu hút đối và tò mò cho khách hàng.

Bên trong cửa hàng, bạn nên sắp xếp các gian hàng đẹp mắt, ấn tượng, có thể kết hợp các combo sản phẩm thiết yếu và bài trí ở vị trí tiện lợi nhất. Nên có đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi có thắc mắc để tăng thêm sự chuyển đổi mua hàng tại cửa hàng.

  • Hoạt động kinh doanh online

Ngày nay, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử phát triển mạnh. Bạn không thể không tận dụng các phương tiện internet để marketing và quảng bá thương hiệu để mở rộng quy mô của cửa hàng.

Để giúp khách hàng tiếp cận rộng và nhanh nhất thông qua các kênh thương mại điện tử thì bạn cần chuẩn bị: Một website với đầy đủ các dịch vụ, sản phẩm để khách hàng tìm kiếm và tham khảo, 1 trang fanpge mang thương hiệu riêng và một khoảng chi phí đầu tư để quảng bá thương hiệu đến với khách hàng.

Bạn có thể tham khảo bố cục mô hình website shop thú cưng chuẩn được nhiều khách hàng ghé thăm nhất hiện nay ở link bên dưới để có thêm ý tưởng xây dựng website cho mình nhé. 

>> Bạn có thể xem thêm: Shop thú cưng

So với các hình thức kinh doanh khác thì kinh doanh thú cưng cũng không mấy khác nhau. Nếu bạn chỉ xác định kinh doanh online thì có thể sử dụng mặt bằng tại nhà hoặc không cần thuê mặt bằng ở những vị trí đắc địa vì chi phí khá cao. 

Tuy nhiên, nếu bạn có đủ kinh phí thì nên triển khai cả 2 hình thức onlnine và offline để tạo độ phủ của thương hiệu và mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của cửa hàng và thành công nhất định.

f) Chuẩn bị chi phí mở cửa hàng và phát triển dự án

Đối với bất cứ một dự án nào, kể cả dự án chăm sóc thú cưng thì yếu tố về tài chính là một trong những yếu tố sống còn của dự án. Tùy theo nhu cầu đầu tư và hình thức kinh doanh và mô hình hoạt động mà có vốn xây dựng khác nhau.


Nếu một cửa hàng chăm sóc thú cưng đơn giản chỉ cung cấp về các phụ kiện, đồ dùng cũng như các dịch vụ về spa, chăm sóc thì mức phí giao động trong khoảng từ 50 – 100 triệu, mức phí này còn tùy vào số lượng hàng nhập của cửa hàng.

Cụ thể, các khoản chi phí bạn cần chuẩn bị khi mở cửa hàng chăm sóc thú cưng là:

  • Chi phí thuê mặt bằng: 

Chi phí này thường rơi vào khoảng 5% vốn  ban đầu bởi vì để thuê được một mặt bằng khu dân cư đông đúc, trình độ dân trí cao, có không gian rộng để sắp xếp đồ đạc, vật dụng thì chi phí dao động trong khoảng 5-10tr/ 1tháng. 

Nếu thương lượng được với chủ nhà bạn sẽ không tốn chi phí đặc cọc, còn thông thường có thể tốn từ 1-2 tháng tiền nhà đặt cọc. Đây cũng là một khoảng chi phí cao bạn nên lưu tâm.

  • Chi phí nhập hàng: 

Chi phí này thường chiếm 40 – 60% tổng vốn ban đầu của bạn. Những tháng đầu tiên bạn thường nhập hàng với số lượng nhiều, mặt hàng đa dạng để trưng bày cửa hàng chi phí có thể tăng thêm. Vì thế bạn có thể cân đối nhập hàng phù hợp.

Các tháng tiếp theo bạn có thể thuyết phục các nhà cung cấp bán gối đầu giúp để tiết kiệm được chi phí và xoay vòng vốn cho cửa hàng, khoản chi phí dư ra bạn có thể đầu tư vào quảng cáo, marketing để tăng thêm lượng khách hàng biết đến cửa hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi mua hàng.

  • Chi phí trang trí cửa hàng: 

Chiếm 10-15% tổng vốn ban đầu. Các cửa hàng tầm trung và vừa thì mức chi phí trang trí cửa hàng ban đầu sẽ rơi vào khoảng 15 triệu. Bạn có thể trang trí đơn giản và đầy đủ ở mức căn bản, sau đó bạn có thể nâng cấp và đầu tư trang trí thêm để giúp cửa hàng ngày một sang trọng và ấn tượng trong mắt khách hàng.

Trên đây là những khoản chi phí cần thiết cho việc mở cửa hàng bạn cần chuẩn bị, sẽ còn rất nhiều khoảng chi phí phát sinh như: chi phí thuê nhân viên, chi phí marketing…. 

Vì thế bạn cần cân đối và chuẩn bị nguồn tài chính vững vàng hoặc kế hoạch xoay vòng vốn dự trù để giúp kế hoạch kinh doanh diễn ra thuận lợi.

>> Quý khách xem thêm: Các giống chó Poodle

TIN TỨC LIÊN QUAN